• DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

    Định hướng và giải pháp phát triển giao thông Thành Phố Uông Bí

    Xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Mông Dương - Tiên Yên - Móng Cái đi qua Đông Triều - Uông Bí - Cái Lân, 4 - 6 làn xe.

    Cải tạo, nâng cấp và mở rộng đường 18B chiều dài 20km, mặt cắt 15m (mở rộng 10m so với hiện trạng)

    Cải tạo tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than, tăng năng lực vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển than, góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan.

    Đầu tư nâng cấp cảng Điền Công - Phụ, cảng Bạch Thái Bưởi tạo điều kiện phát triển ngành nghề vận chuyển đường sông.

    Mở rộng và nâng cấp các đường liên huyện, liên xã, tạo nên hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thành Phố. Mở rộng và bêtông hoá các tuyến đường liên xã, phường, đường liên thôn, khu, trung tâm thương mại để lưu thông hàng hoá trong nội thị và các vùng phụ cận. Dự kiến đến năm 2015 hệ thống đường trong các khu đô thị và dân cư nông thôn cơ bản được nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn đô thị loại 3 và theo hướng nông thôn hiện đại.

  • Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ:

    Quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn đến năm 2020

    Đơn vị tính: km


    + Đến năm 2010 đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long sẽ được hoàn thành, chiều dài chạy qua Thành Phố khoảng 15km, dự kiến chiều rộng mặt cắt là 45m, diện tích đất 67,5ha, hành lang mỗi bên 20m

  •  

    + Quy hoạch mở rộng đường 18B có chiều dài 20km, mặt cắt là 15m, mở rộng 10m so với hiện tại

    + Tuyến đường Uông Bí – Vàng Danh dài 12,5km, nối QL18A với QL18B và mỏ Vàng Danh, quy hoạch mặt cắt 10m, mở rộng thêm 5m so với hiện tại

    + Hệ thống đường cấp phường, xã: đến năm 2015 hệ thống đường trong các khu đô thị và trong các khu dân cư nông thôn cơ bản được nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn của đô thị loại 3 và theo hướng nông thôn hiện đại. Dự kiến mỗi phường xã diện tích đất giành cho giao thông từ 3 – 6ha, tổng diện tích các tuyến đường cấp phường, xã là 49,39ha

    – Đường sắt:

    + Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Kép – Bãi Cháy theo chương trình cải tạo hệ thống đường sắt quốc gia

    + Xây dựng đoạn đường cong nối tuyến quốc gia với tuyến chuyên dùng phục vụ chuyên chở hàng hoá

  • + Xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Tử – Lán Tháp dài 11km, vị trí nằm ở phía Bắc đường 18B, quy hoạch mặt cắt 15m.

    + Xây dựng ga điều hành ở phía Tây tuyến chuyên dùng, phía Nam đường sắt quốc gia, phía Bắc QL18A, phía đông Sông Sinh để điều hành các đoàn tàu chuyên chở than và Apatit về phía cảng Điền Công, quy mô ga dự kiến rộng 50m, dài 3000m, diện tích khoảng 15ha.

    – Đường thuỷ: cải tạo nâng cấp hệ thống cảng bến hàng hoá và hành khách nội thị để phục vụ cho nhu cầu đô thị. Tăng cường khai thác tiềm năng đường thuỷ để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố, đặc biệt là tiềm năng vận tải và du lịch của sông Bạch Đằng.

    – Phương châm đầu tư thực hiện đầu tư: quốc lộ và tỉnh lộ đề nghị Trung ương và tỉnh thực hiện đầu tư, đường liên huyện và liên xã phường huy động từ nguồn vốn WB2 và hỗ trợ một phần từ ngân sách tỉnh. Đường trục xã, liên thôn khu thực hiện phương châm “nhân dân làm và quản lý là chính”, việc nâng cấp, cải tạo chủ yếu từ nguồn đóng góp của dân, các doanh nghiệp trên địa bàn, Nhà nước hỗ trợ bằng các chương trình vốn vay ưu tiên đầu tư, các dự án về giao thông nông thôn như WB2, WB3… Đường sắt, cảng chuyên dùng của ngành than do ngành than đầu tư.

  • Giải pháp xây dựng và phát triển giao thông nông thôn

    – Huy động và quản lý vốn: tranh thủ các dự án của Nhà nước ưu tiên cho phát triển giao thông nông thôn như dự án WB2, WB3, chương trình vốn vay ưu tiên cho phát triển giao thông nông thôn, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương, các tổ chức phi chính phủ. Xây dựng các cơ chế thích hợp để các xã phường có thể huy động nguồn vốn từ tài nguyên đất, mặt nước, từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đấu giá quyền sử dụng đất. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân, các thành phần kinh tế tham gia đóng góp xây dựng quỹ làm đường giao thông nông thôn

    – Giải pháp về kỹ thuật: đối với các tuyến đường trục Thành Phố, liên xã phường xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 5 đồng bằng, mặt đường trải nhựa, láng nhựa chiều rộng 3,5-5m. Đối với đường trục xã, phường, đường liên thôn, khu xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 6 đồng bằng (nền đường rộng 6m, mặt rộng 3,5m) hoặc theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, mặt đường chủ yếu bằng bêtông ximăng. Đối với đường trục thôn, khu, xóm, đường nội bộ trong khu dân cư chủ yếu dùng kết cấu mặt đường bằng bêtông ximăng.

  • – Giải pháp về quản lý:

    Thành Phố và các xã phường lập quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng giao thông hàng năm, cân đối các nguồn thu, có biện pháp chỉ đạo cụ thể, sát thực cho từng năm, từng công trình.

    Các công trình cải tạo, nâng cấp có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về trình tự xây dựng cơ bản. Công trình do dân tự nguyện bàn bạc, đóng góp triển khai theo quy định tại Nghị định 24/NĐ-CP

    Mở rộng hình thức đấu thầu xây dựng, tận dụng sử dụng nhân công và vật liệu tại chỗ để xây dựng giao thông nông thôn.

    Các công trình thi công hoàn thành phải được bàn giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý và khai thác sử dụng. Hàng năm bố trí kinh phí sửa chữa thường xuyên, bảo vệ công trình để tăng tuổi thọ của công trình và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

    Đối với đường liên xã phường, đường trục xã, phường, đường liên thôn khu công tác duy tu sửa chữa thường xuyên do các xã phường đảm nhiệm theo địa bàn hành chính, UBND xã, phường giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sửa chữa, trả công khoán từ ngân sách xã, phường.

  • Đối với đường thôn, khu dân cư thực hiện chế độ tự quản, hỏng đâu sửa đấy và do các hộ dân tự đảm nhận.

    Đẩy mạnh việc nâng cấp, tu sửa và mở mới một số tuyến đường, đặc biệt là hệ thống giao thông nội đồng. Việc nâng cấp, mở rộng lòng đường gắn với việc mở rộng, kiên cố hóa các tuyến kênh mương nội đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư sản xuất (phân bón - phân hữu cơ, giống…) cũng như nông sản phẩm.

    Phát triển giáo dục đào tạo

    Về giáo dục phổ thông: nâng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo từ 60% hiện nay lên 70% vào năm 2010 và 95% vào năm 2020. Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%, đạt phổ cập trung học cơ sở 100% vào năm 2010 và 2020, 11/11 xã phường đạt phổ cập THCS, phổ cập PTTH vào năm 2020.

    Tỷ lệ học sinh được hướng nghiệp học nghề phổ thông từ 50% hiện nay lên 60% năm 2010 và 70% năm 2020.

    Củng cố và xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục, phấn đấu số giáo viên THCS có trình độ đại học đạt 30% năm 2010 và 40% năm 2020.

  • Một số chỉ tiêu về quy mô giáo dục Thành phố đến năm 2020



  • Hoàn thành kiên cố hoá trường học để đến năm 2010 có 100% số trường đạt kiên cố hoá và đồng bộ hoá các công trình theo chuẩn sư phạm. Phấn đấu hàng năm xây dựng được từ 1 đến 2 trường học cao tầng, từng bước tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, phòng học đến các trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy và học tập. Đến năm 2010 có thêm 6 trường tiểu học, 3 trường THCS và 3 trường mầm non trở lên đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 đạt 100% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, 95 - 100% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

    Phát triển hệ thống đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề: có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo mới dài hạn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật, đủ số lượng, chất lượng và phẩm chất để có thể đảm nhận nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu đến 2010 tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề và hướng nghiệp là 35 - 40% và đạt 50% năm 2020. Đầu tư nâng cấp, xây dựng một số trung tâm dạy nghề của Thị xã theo hướng đa ngành, đồng thời khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân tham gia phát triển đào tạo nghề để người lao động có cơ hội được đào tạo nghề.

  • Chính sách về giáo dục đào tạo: từng bước xã hội hoá công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi tổ chức, cá nhân biết và tham gia thực hiện xã hội hoá giáo dục. Giai đoạn 2007 – 2010 đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá nhằm nâng cao tỷ lệ xã hội hoá ở các bậc: tiểu học 20%, THCS đạt 30%, THPT đạt 50%, các trường dạy nghề thu học phí đạt 40 – 50% tổng mức chi hàng năm.

    Chính sách đầu tư: đầu tư xây dựng trường học theo đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đầu tư đồng bộ các trường phổ thông.

    Định hướng về cơ sở vật chất cho giáo dục: tạo điều kiện cho các trường học có đủ diện tích phục vụ cho dạy và học, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về tương đối bình quân trên một học sinh. Từ nay đến năm 2010 xây dựng mới 1 trường phổ thông trung học tại xã Phương Đông, mở mới 2 trường tiểu học (Thanh Sơn, Thượng Yên Công), 2 trường mầm non (Yên Thanh và Nam Khê), mở rộng 1 trường tiểu học Nguyễn Trãi, còn lại các trường khác xây dựng lại và đầu tư trang thiết bị hiện đại.